Bố trí bếp nhà hàng hiệu quả - những tiêu chuẩn cần nhớ để thành công
Khác với căn bếp gia đình, bố trí bếp nhà hàng cần đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe. Không chỉ đảm bảo khả năng vận hành, phục vụ khách hàng, bố trí bếp hiệu quả góp phần năng cao thẩm mỹ, thu hút thực khách. Các tiêu chuẩn được Ducminhhoreca tổng hợp trong bài viết dưới đây!
Tiêu chuẩn về không gian nhà bếp
Đặc thù bếp nhà hàng diễn ra hoạt động chế biến, phục vụ với tần xuất liên tục. Bởi lẽ đó, bố trí nhà bếp phải đáp ứng đủ không gian để đầu bếp và các phụ bếp làm việc nhịp nhàng, tránh “đụng độ” nhau. Để làm được như vậy, các dụng cụ, thiết bị cần được sắp xếp gọn gàng, tận dụng khoảng trống. Bên cạnh đó, bày trí các dụng cụ cũng phải có “ý đồ” để tiện cho chế biến.
Tối ưu không gian trong thiết kế bếp nhà hàng
Tiêu chuẩn bố trí nhà hàng theo các phân khu
Thiết kế bếp nhà hàng rất cần bố trí phân khu khoa học để đảm bảm cân đối giữa khu vực nấu ăn và khu vực ăn của thực khách. Thông thường, các phân khu bếp nhà hàng bao gồm những “hạng mục” sau:
- Khu bảo quản thực phẩm;
- Khu sơ chế thực phẩm;
- Khu chế biến thực phẩm;
- Khu ra đồ ăn;
- Khu vệ sinh dụng cụ;
- Khu cất trữ dụng cụ;…
Các hoạt động trong khu bếp nhà hàng được ví như một “dây chuyền” sản xuất nên các món ăn thơm ngon. Trong đó, các phân khu trong bếp đảm nhiệm trọng trách phối hợp để làm việc nhịp nhàng nhất.
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh là tiêu chí hàng đầu mà nhà hàng quan tâm. Không chỉ bảo vệ cho sức khỏe của thực khách, nhà hàng có thể nâng cao uy tín, phát triển lâu dài. Do đó, các dụng cụ, thiết bị nhà bếp được lựa chọn chất liệu inox để đáp ứng chuẩn vệ sinh.
Inox - chất liệu tiêu chuẩn vệ sinh cho thiết bị nhà hàng
Ưu điểm của những dụng cụ, thiết bị bằng inox là có độ bền cao, hạn chế han gỉ. Quá trình chế biến thức ăn sẽ không bị “phản ứng” gây mùi lạ, thậm chí “đầu độc” khách hàng.
Bên cạnh đó, để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà kinh doanh cần lưu ý những điều sau:
- Bố trí thùng rác phân loại rác theo đồ ăn thừa và phế phẩm sơ chế.
- Sắp xếp dụng cụ làm sạch như khăn lau, cọ nồi, dung dịch cọ rửa ở khu vực vệ sinh, tránh để gần khu chế biến.
- Thực phẩm sống và chín được bảo quản bởi thiết bị bảo quản lý tưởng, hạn chế vi sinh vật “tấn công” gây thối hỏng.
Ánh sáng – yếu tố đặc biệt khi bố trí bếp nhà hàng
Nhà kinh doanh có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng cũng rất cần thiết. Đầu bếp cần ánh sáng trắng để quan sát chính xác độ chín của thực phẩm. Bên cạnh đó, trong không gian thiếu ánh sáng, đầu bếp làm việc dễ xảy ra tai nạn bỏng, món ăn cũng không đạt chất lượng chuẩn nhất.
Tiêu chuẩn về hệ thống thông gió
Quá trình nấu nướng liên tục trong bếp sản sinh lượng nhiệt lớn. Bên cạnh đó, mùi thức ăn cũng khiến cho đầu bếp không mấy dễ chịu. Vì thế, hệ thống thông gió lắp đặt sẽ “giảm tải” mùi thức ăn và hơi nóng hiệu quả.
Tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ, an toàn điện khi bố trí bếp nhà hàng
Tiêu chí quan trọng hàng đầu trong bố trí bếp nhà hàng là độ an toàn điện và cháy nổ. Theo đó, hệ thống dẫn ga cần đáp ứng tiêu chuẩn bếp công nghiệp. Đường dẫn gia vừa đủ dài, chất liệu bền, không bị oxy hóa bởi điều kiện tiếp xúc ẩm, nước nhiều trong bếp nhà hàng.
Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về đường dẫn gas và điện
Ngoài hệ thống gas, đường điện bắt buộc phải được thiết kế tỉ mỉ từng mạch điện, ổ cắm, công tắc. Điện lưới cần được phân bố hợp lý, tránh để nhiều thiết bị dùng chung một ổ điện. Bên cạnh đó, nhà hàng cần có nhân viên kiểm tra hệ thống gas, điện định kỳ.
Hy vọng với 6 tiêu chuẩn bố trí bếp nhà hàng được Ducminhhoreca tổng hợp phía trên sẽ giúp nhà kinh doanh có thêm kiến thức hữu ích. Ngoài cung cấp thiết bị lạnh công nghiệp chất lượng số 1 thị trường nội địa, Đức Minh là đơn vị tư vấn, cung cấp giải pháp bếp nhà hàng tối ưu nhất.
Mời bạn đọc tham khảo dự án thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng Kampong Chicken House thực hiện bởi Đức Minh tại đây!