Nhiệt độ bảo quản thực phẩm – Mẹo dùng tủ đông công nghiệp đúng chuẩn
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm được xem là “nút thắt” trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bởi không được đáp ứng nhiệt độ bảo quản, thực phẩm đông lạnh sẽ mất chất, thậm chí hư hỏng gây thiệt hại lớn. Bài viết dưới đây, Ducminhhoreca sẽ giúp nhà kinh doanh hiểu tường tận về mức nhiệt lý tưởng cho thực phẩm đông lạnh!
Vai trò của nhiệt độ bảo quản thực phẩm đông lạnh
Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm được ưa chuộng số 1 hiện nay tại các nhà hàng, khách sạn. Theo đó, nhiệt độ bảo quản mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chất lượng thực phẩm:
Nhiệt độ là yếu tố quyết định chất lượng thực phẩm đông lạnh
- Bằng việc điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp, vi khuẩn không còn cơ hội hoạt động gây hư hỏng thực phẩm. Đông lạnh giúp duy trì chất lượng thực phẩm đông lạnh, nói không với chất bảo quản.
- Giữ được độ tươi ngon của thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng tối đa. Thức ăn được chế biến có độ thơm ngon như khi nấu bằng thịt tươi.
- Kéo dài tuổi thọ của thực phẩm, tiết kiệm thời gian chuẩn bị thực phẩm tại nhà hàng, khách sạn.
- Duy trì nguồn cung thực phẩm trái mùa, sử dụng quanh năm, tạo tính độc đáo cho đơn vị kinh doanh, thu hút khách hàng hiệu quả.
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm đông lạnh lý tưởng nhất
Đa phần các vi khuẩn hoạt động mạnh ở nhiệt độ >8 độ C và < 63 độ C. Đây được xem là “vùng nguy hiểm” khiến thực phẩm bị hư hỏng, biến chất, biến sắc. Theo đó, các chuyên gia cho biết nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm đông lạnh là –18 ° C (0 ° F). Như vậy, các loại hải sản, thịt tươi sống có thể duy trì độ tươi, hàm lượng dưỡng chất trong thời gian 3 – 4 tháng.
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm đông lạnh lý tưởng nhất là bao nhiêu?
Lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông công nghiệp
Không phải cứ set nhiệt đúng chuẩn là bạn đã bảo đảm 100% chất lượng thực phẩm đông lạnh. Người dùng nhất định phải thuộc nằm lòng những lưu ý dưới dây để đạt hiệu quả trữ đông tốt nhất:
Làm sạch thực phẩm
Đừng vội cho ngay vào tủ đông khi vừa mua thịt, hải sản về. Bạn cần rửa sạch, sơ chế để loại bỏ tạp chất trong quá trình vận chuyển.
Phân loại thực phẩm
Thực phẩm như thịt cá, hải sản nên được phân loại và chia để sử dụng theo ngày. Bởi nếu không chia nhỏ thực phẩm, số lượng thịt, cá còn thừa sau quá trình rã đông sẽ không thể cấp đông lại. Điều này gây lãng phí lớn cho đơn vị kinh doanh như nhà hàng, khách sạn.
Cần phân loại thực phẩm trước khi bảo quản đông lạnh
Hơn nữa, thực phẩm được phân loại và sắp xếp giúp cho thao tác lấy đồ của đầu bếp được nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Bọc nilon, hút chân không
Thực phẩm nên cho vào túi nilon trước khi trữ đông trong tủ. Riêng với các loại thực phẩm trái mùa, chủ kinh doanh nên đầu tư hút chân không để duy trì độ tươi ngon lâu dài nhất. Đảm bảo nguồn thực phẩm dồi dào quanh năm cũng là bí kíp giúp nhà hàng “giữ chân” được thực khách.
Bọc nilon cho thực phẩm bảo quản đông lạnh
Tránh “nhồi nhét” thực phẩm
Nhồi nhét thực phẩm là điều tối kỵ khi sử dụng tủ đông công nghiệp. Bởi khí lạnh cần được tuần hoàn để đảm bảo nhiệt lạnh ở mọi vị trí trong khoang tủ. Chúng ta cần sắp xếp lượng thực phẩm vừa phải, tạo kẽ hở để hơi lạnh có thể lưu thông tốt.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ
Hãy chắc chắn tủ đang vận hành ở mức nhiệt phù hợp nhất với thực phẩm. Bạn cần theo dõi và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, điều chỉnh ngay khi cần thiết.
Vệ sinh tủ đông lạnh công nghiệp định kỳ
Bao lâu nên vệ sinh tủ đông công nghiệp 1 lần? Đây là băn khoăn chung của nhiều nhà bếp khách sạn, nhà hàng. Để tránh nhiễm khuẩn thực phẩm, người dùng nên vệ sinh thường xuyên tủ đông. Riêng với dàn nóng, người dùng cần vệ sinh tối thiểu 3 tháng/ 1 lần để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt.
Hy vọng bật mí nhiệt độ bảo quản thực phẩm đông lạnh lý tưởng cùng tips sử dụng tủ đông công nghiệp đều là thông tin mà bạn đọc đang tìm kiếm. Hãy áp dụng để có được nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng phục vụ cho kinh doanh!