Tại sao cần thực hiện xả đá định kỳ đối với tủ bia khô?

Tủ bia khô, sau khoảng thời gian vận hành liên tục, sẽ tạo ra một lớp đá dày trên thành tủ. Nhiều chủ kinh doanh thường cố gắng duy trì lớp đá này vì cho rằng nó giúp thiết bị làm lạnh tốt hơn hoặc giữ nhiệt cho bom bia ổn định hơn. Nhưng trên thực tế, liệu “bức tường đá” này có hữu dụng đến vậy? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy để bài viết dưới đây của Đức Minh giúp bạn tháo gỡ vướng mắc.

Tủ khô càng bám nhiều đá càng làm lạnh hiệu quả?

Trước hết, có thể khẳng định đây là sai lầm mà hàng ngàn chủ kinh doanh đang mắc phải do những nhầm lẫn về khả năng truyền nhiệt của đá. Để phân tích một cách rõ ràng hơn, chúng ta hãy cùng hình dung lại cơ chế làm lạnh của tủ bia khô:

Hơi lạnh từ gas lạnh trong ống đồng ➜ Thành tủ ➜ Không khí ➜ Bom bia.

Như vậy, nếu bỏ qua các yếu tố như năng suất lạnh của môi chất, chất lượng ống đồng, …, hiệu quả trao đổi nhiệt ở thành tủ mới thực sự là yếu tố quyết định hiệu suất làm lạnh trong khoang tủ.

Đá lạnh chỉ là yếu tố trung gian “mồi” lạnh ở giai đoạn vận hành ban đầu

Vậy đá lạnh đóng vai trò gì trong chu trình vận hành của tủ khô? Ở giai đoạn đầu, khi thiết bị mới vận hành, lớp đá mỏng sẽ là yếu tố trung gian "mồi" lạnh, giúp đẩy nhanh tốc độ hạ nhiệt ở trong lòng tủ.

Tuy nhiên, đá lại có nhiệt độ cố định là 0°C, trong khi hơi lạnh do môi chất tạo ra luôn âm sâu. Vì thế, một khi độ dày tăng lên, lớp đá, vô hình trung, sẽ trở thành "bức tường" chặn đứng hơi lạnh. Đường đi của nhiệt lạnh bị gián đoạn ngay tại khu vực thành tủ. Tình trạng tắc nghẽn này khiến hiệu suất làm lạnh giảm sút. Khoang tủ không thể đạt đến ngưỡng nhiệt mà nhà sản xuất tính toán.

Không chỉ vậy, “bức tường” đá còn gián tiếp gây ra áp lực cho hệ thống linh kiện điện lạnh. Chừng nào khoang tủ chưa đạt nhiệt độ cài đặt, đầu cảm biến sẽ không ngắt máy. Nói cách khác, máy nén bắt buộc phải chạy liên tục, dẫn đến tình trạng hao phí điện năng.

Cách thức xả đá chuẩn kỹ thuật

Khách hàng không nên sử dụng vật kim loại sắc nhọn để cạy đá trên thành tủ

Để xử lý vấn đề tủ làm lạnh kém và tốn điện, khách hàng nên thường xuyên thực hiện xả đá ở tủ bia khô theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

  • Thời điểm: Khi lớp đá trên thành tủ có độ dày vượt quá mức lý tưởng (3-4cm).
  • Cách thức thực hiện:
    • Ngắt nguồn điện, chuyển hết bom bia trong tủ ra ngoài.
    • Mở rộng cánh tủ để đá tan.
    • Mở van thoát nước và sử dụng khăn khô thấm nước đọng.
  • Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng các vật kim loại sắc nhọn như dao, dùi đục, xà beng, ... để cạy đá bám trên thành tủ. Những vật thể này có thể làm thủng thành tủ, gây hư hại tới dàn lạnh ống đồng bên trong.

Với những thông tin trong bài viết, Đức Minh hy vọng đã mang đến cho người đọc một góc nhìn rõ ràng, chuẩn xác hơn về cơ chế làm lạnh của tủ bia khô, cũng như cách thức sử dụng tủ khoa học. Ngoài vấn đề thói quen vận hành, chất lượng thiết bị cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả bảo quản. Với hơn 10 năm kinh nghiệm thị trường và nền tảng công nghệ, kỹ thuật vững vàng, Đức Minh cam kết luôn mang đến cho đối tác, khách hàng những sản phẩm tối ưu, bền bỉ.

Quý khách hàng quan tâm vui lòng tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

Bia hơi – bia tươi giống và khác nhau ra sao?

Bia hơi hay bia tươi là những khái niệm quen thuộc. Thế nhưng, đứng trước câu hỏi: bia hơi - bia tươi giống và khác nhau như thế nào, nhiều người có “thâm niên” trong “nghề thưởng bia” vẫn cảm thấy bối rối.
Xem Thêm >>
Call Now Button