Dùng ca nhựa rót bia: Tưởng nhanh gọn nhưng hóa ra sai lầm
Dùng ca nhựa rót bia là cách thức được nhiều điểm bán áp dụng để tối ưu công lao động và nâng cao tốc độ phục vụ. Tuy nhiên, giải pháp nhanh gọn này thực chất lại không “tiết kiệm chi phí” như tính toán của chủ kinh doanh. Vì sao chúng ta không nên dùng ca rót bia? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.
Hạn chế của việc dùng ca nhựa rót bia
Một ly bia hoàn hảo được tạo nên bởi 2 yếu tố. Thứ nhất là độ mát lạnh, mang lại cảm giác sảng khoái. Thứ hai là lớp bọt có độ dày vừa phải 1 - 2cm. Việc dùng ca nhựa rót bia sẽ làm ảnh hưởng đến cả 2 yếu tố này.
Dùng ca nhựa rót bia làm bia mất nhiệt
Nhiệt độ chiết rót tiêu chuẩn của bia là 2 - 4 độ C, thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ bề mặt của ca, cốc. Theo cơ chế thu và truyền nhiệt lạnh, bia sẽ bị thất thoát độ lạnh khi tiếp xúc với các vật chứa này.
Như vậy, nếu rót bia ra ca nhựa, sau đó, từ ca nhựa rót vào các cốc, bia sẽ mất nhiệt tới 2 lần. Chưa kể, cốc tại hầu hết các điểm bán đều không được ướp lạnh trước, nên nhiệt độ bề mặt thường tương đương với nhiệt độ môi trường. Mức chênh lệch lớn sẽ khiến tình trạng mất lạnh ở bia diễn ra mạnh mẽ hơn.
Dùng ca nhựa rót bia làm bia mất bọt
Diện tích mặt thoáng của vật chứa là một trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của bọt bia. Mặt thoáng càng lớn, bọt tan càng nhanh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mà còn làm giảm sút hương vị bia.
Bia mất bọt sẽ dẫn đến nhạt vị, kém ngon
Về bản chất, bọt là kết quả sinh ra từ phản ứng giữa CO2 với nước và các phân tử protein trong bia. Lớp bóng khí li ti màu trắng này có vai trò ngăn CO2 thoát ra ngoài, giữ lại vị tươi ngon cho cốc bia. Bởi thế, khi bọt tan, tình trạng CO2 giải phóng sẽ diễn ra mạnh mẽ, khiến bia nhanh chóng nhạt vị, trở nên kém hấp dẫn.
Chưa kể, khi dùng ca nhựa rót bia ra cốc, người phục vụ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng chảy. Bia va đập mạnh vào thành cốc với tốc độ nhanh sẽ dẫn đến sủi bọt lớn. Bọt hình thành một cách ồ ạt lấn chiếm phần nhiều thể tích cốc nhưng độ bền lại không cao.
Giải pháp chiết rót tối ưu chất lượng bia
Để đảm bảo chất lượng bia tới khách hàng, chủ kinh doanh nên áp dụng 1 trong 2 giải pháp chiết rót sau đây:
Chiết rót trực tiếp từ bom ra cốc
Đây là cách thức chiết rót cơ bản, tối giản quá trình luân chuyển bia từ vật chứa này sang vật chứa khác, từ đó, hạn chế nguy cơ mất lạnh. Với giải pháp này, người phục vụ sẽ dễ dàng ứng dụng kỹ thuật rót bia tiêu chuẩn - nghiêng cốc 45 độ so với vòi. Nhờ thế, lớp bọt được tạo ra đều đặn, ổn định, có độ bền cao.
Phương án chiết rót từng cốc phù hợp với mô hình bar beer.
Tuy nhiên, phương án này cũng có những hạn chế nhất định. Việc rót từng cốc sẽ làm giảm tốc độ và gây tốn kém công phục vụ. Bạn có thể mang đến cho khách hàng những cốc bia chất lượng nhưng trải nghiệm phải chờ đợi thường không dễ chịu. Đó là lý do cách rót bia này thường chỉ được áp dụng tại các điểm bán vận hành theo mô hình quầy bar.
Sử dụng tháp bia chuyên dụng
Tháp bia chuyên dụng có thể khắc phục mọi điểm hạn chế của các phương án chiết rót khác
Tháp bia chuyên dụng lại là giải pháp chiết rót tối ưu ở hàng loạt khía cạnh sau:
- Sức chứa lớn, từ 2.5 - 3L đáp ứng được từ 7 - 9 lượt rót.
- Thân tháp có vạch chia dung tích, cho phép đong đếm dễ dàng, giúp đội ngũ nhân viên chủ động hơn trong quá trình phục vụ.
- Lõi đá giúp bia duy trì độ lạnh trong suốt khoảng thời gian chiết rót tại bàn.
- Vòi rót dạng cần gạt, thao tác đơn giản, hỗ trợ kiểm soát lưu lượng dòng chảy.
Khắc phục trọn vẹn những hạn chế của việc dùng ca nhựa rót bia và rót trực tiếp từ bom ra cốc, tháp bia sẽ mang đến cho khách hàng của bạn trải nghiệm hoàn hảo từ sản phẩm tới dịch vụ.
Trên thực tế, việc lựa chọn phương án chiết rót còn phụ thuộc khá nhiều vào chi phí đầu tư và nhu cầu cụ thể của chủ kinh doanh. Tuy nhiên, có thể khẳng định, tháp bia sẽ là yếu tố giúp bạn hoàn thiện chất lượng phục vụ tại điểm bán. Vì thế, đừng ngần ngại tham khảo những sản phẩm đến từ Đức Minh như: tháp bia lõi nhựa 2.5L, tháp bia lõi inox 3L và tháp bia đế bằng 3L. Chúng tôi chắc chắn không làm bạn thất vọng.